30 thg 7, 2016

10 yêu cầu kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hoàn chỉnh



Môi trường kinh doanh nói chung và kinh doanh mỹ phẩm nói riêng ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các cửa hàng, doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn. Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự là lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển ý tưởng, nghiên cứu thị trường, tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn chưa chú trọng đến việc lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian. Bài viết này xin đưa ra một vài ý kiến về sự cần thiết và 10 yêu cầu của một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hoàn chỉnh.

1. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng kinh doanh

Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Một ý tưởng kinh doanh dù vĩ đại hay nhỏ bé đều có cơ hội thành công. Bạn có thể mong muốn sở hữu một chuỗi cửa hàng mỹ phẩm hay đơn giản chỉ kinh doanh online với vài sản phẩm nhỏ xinh. Quan trọng ý tưởng kinh doanh phải độc đáo và bạn sẽ hiện thực hóa ý tưởng đó như thế nào.

2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được

Đây chính kết quả mà ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi như: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh mỹ phẩm về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân viên, bao nhiêu thị phần)? Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?

Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn). Ví dụ: Trong 6 tháng đầu đạt mức doanh thu 200 triệu đồng.

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường

Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, cửa hàng nào đã kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào…

Nếu như bạn không có chuyên môn trong việc nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Họ sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường mỹ phẩm với nội dung theo yêu cầu của bạn.

4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ

Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh mỹ phẩm là gì. Ví dụ như bạn là một chuyên gia trang điểm và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing… Từ những ưu-nhược điểm đó mà bạn có thể rút ra được cơ hội cũng như các nguy cơ mà mình sẽ phải đối mặt để có kế hoạch bổ sung những gì còn thiếu, còn yếu.

5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh

Theo Luật Doanh nghiệp, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.



Kinh doanh mỹ phẩm cũng như bất cứ ngành kinh doanh nào khác đều cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào khởi nghiệp. Trên đây là 5 yêu cầu đối với một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm mà bạn cần đáp ứng khi muốn hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh. Những nội dung trên được liệt kê rất cụ thể và chi tiết mà bạn có thể áp dụng ngay. Mời bạn tiếp tục theo dõi Phần 2 để biết thêm 5 yêu cầu còn lại nhé!

Một câu nói thường ngày của các nhà kinh tế và quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: “If business fails to plan, it plans to fail” (Nếu thất bại trong việc lập kế hoạch, thì bạn đã lập kế hoạch cho sự thất bại). Câu nói này bao trùm tất cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh. Cho dù là kinh doanh mỹ phẩmhay bất cứ ngành nghề nào thì việc lập kế hoạch kinh doanh là vô cùng cần thiết. Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn thất bại nặng nề. Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công. TrongPhần 1, chúng ta đã tìm hiểu 5 yêu cầu của một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hoàn chỉnh và trong Phần 2 này sẽ tiếp tục là những nội dung mà bạn cần biết.

6. Lên kế hoạch marketing

Lên kế hoạch cho những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết đến sản phẩm và dịch vụ của bạn và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.

Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) – target (lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu) – position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.



7. Lập kế hoạch vận hành

Một bản quy trình vận hành tốt là tiền đề quan trọng cho thành công của một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm. Viết qui trình vận hành chính là một công việc chuẩn bị quan trọng cho quá trình khởi nghiệp kinh doanh. Các hoạt động hàng ngày của cửa hàng, ví dụ như nhân sự, trang thiết bị và quy trình làm việc cần phải rõ ràng. Nhờ việc chuẩn bị kế hoạch vận hành mà khi triển khai thực tế, cửa hàng sẽ cắt giảm được các chi phí không cần thiết cũng như tránh được nhiều sai lầm.

8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người

Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỹ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên đánh giá tình hình hoạt động của các bộ phận. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

9. Kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Bạn cần trả lời các câu hỏi đó là nguồn tài chính nào để đầu tư cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như vốn đã có hay nguồn vốn vay, và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào.

Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề cốt lõi.

Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khoản tiền để trang trải các chi phí cho việc thuê mặt bằng, nhập hàng, trả lương nhân viên… Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh đầy tiềm năng. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.

10. Thực hiện kế hoạch

Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện. Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

Kinh doanh là cả một quá trình với rất nhiều bước cần chuẩn bị trong đó việc lên kế hoạch quyết định rất nhiều đến việc thành-bại của ý tưởng kinh doanh. Để việc kinh doanh mỹ phẩm được thuận lợi, kế hoạch kinh doanh của bạn cần đảm bảo 10 yêu cầu nêu trên. Chúc bạn kinh doanh thành công với những tư vấn của Bizweb.

Nhãn: , ,

Thế Giới Di Động thử nghiệm Mạng Xã Hội Như Facebook

Thế Giới Di Động vừa ra mắt một trang con cho phép người dùng đăng trạng thái, thích, chia sẻ bài viết với giao diện gần giống với Facebook.
Website thegioididong.com vừa cho ra mắt chuyên trang Cộng đồng, nằm trong mục Tin tức công nghệ của hệ thống bán lẻ này. Ngay tại giao diện chính, người dùng có thể đăng nội dung chia sẻ; người khác có thể bấm Thích, hoặc Bình luận, hoặc Chia sẻ nội dung đã đăng. Phần giao diện này gần như tương tự với Facebook, mạng xã hội được nhiều người dùng nhất hiện nay.

Hầu hết các nội dung chia sẻ trên trang hoạt động như mạng xã hội này thuộc lĩnh vực công nghệ. Đối với người dùng mới, có một cảnh báo nhắc nhở, khuyến khích đăng các nội dung liên quan đến lĩnh vực này.
Để có thể đăng bài, bình luận, chia sẻ trên trang này, người dùng cần có tài khoản của website, hoặc đăng nhập bằng Facebook, Google+. Các bài đăng hiện vẫn trong chế độ kiểm duyệt, chỉ xuất hiện trên trang khi được duyệt đăng.
Tương tự Facebook, người sử dụng có thể đăng nội dung là ký tự, hình ảnh, video. Ngoài ra, người dùng cũng có thể chọn các trạng thái như “đẹp quá”, “bối rối”, “xúc động”… để tăng thêm hiệu ứng cho nội dung đăng lên.
Ngoài phần giao diện chính được thiết kế rất giống Facebook, các mô đun bên cạnh của trang Cộng đồng này được dùng để đăng các thông tin nổi bật, những thành viên hoạt động nhiều, và các tin do ban quản trị nội dung đưa lên.

Trang này vẫn đang hoạt động thử nghiệm, do đó một số chức năng chưa hoàn chỉnh.
Tại thời điểm viết bài này, trang Cộng đồng của Thế Giới Di Động có 890 thành viên, 465 bài đăng, 726 thảo luận, 11.441 lượt xem. Các con số này vẫn đang tăng lên.
Hiện nay, để khuyến khích các thành viên đăng nội dung chia sẻ, những người quản trị nội dung đang có các trò chơi tặng quà. Chẳng hạn trong hai ngày 26, 27, đang có chương trình tặng thẻ cào điện thoại với mệnh giá 10.000 đồng.
Chúng tôi liên hệ để tìm hiểu cụ thể hơn về trang Cộng đồng của Thế Giới Di Động, tuy nhiên đại diện truyền thông của công ty cho biết trang này đang trong quá trình thử nghiệm nên chưa thể công bố thông tin.

Nhãn:

Liều thuốc cho căn bệnh tự ti

Trước hết, bạn phải chấp nhận và yêu thương chính mình. Mỗi người đều có những ưu và khuyết điểm nhất định.

Điều quan trọng là chúng ta phải biết phát huy ưu điểm, đồng thời tìm ra khuyết điểm của mình để chấp nhận và khắc phục nó.

Hãy thử liệt kê ra giấy những ưu điểm của bản thân để thấy mình cũng có rất nhiều tố chất đáng quý. Bằng cách này, bạn sẽ thấy tự tin vào bản thân hơn.



Không so sánh
Không nên so sánh mình với người khác. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Nên nhớ rằng mỗi người là một cá thể khác nhau. Càng so sánh, bạn càng tự ti hơn mà thôi. Hãy tự hào vì bạn là chính bạn. Bạn không phải là một ai khác.

Trau dồi kiến thức
Tích cực học tập, trao dồi kiến thức là liều thuốc rất quan trọng tiếp thêm sự tự tin cho bạn. Chịu khó học tập, đọc sách, nghiên cứu tài liệu, bạn sẽ hiểu biết và thành công hơn trong cuộc sống. Mọi người xung quanh sẽ tin tưởng vào năng lực của bạn hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ không còn cảm thấy tự ti nữa.

Tôi có thể
“Những gì bạn nói có thể, bạn sẽ thực hiện được. Những gì bạn nói không thể, bạn sẽ không thể thực hiện.” Chính vì vậy, hãy dũng cảm nói: “Tôi có thể” nếu thật sự bạn cảm thấy mình làm được. Cần phải cố gắng hết mình. Đừng bao giờ ngần ngại đối mặt với khó khăn, thử thách. Bởi, nếu thành công, bạn sẽ tự tin vào chính mình hơn. Có thể bạn sẽ thất bại nhưng cái bạn được sẽ là kinh nghiệm.”So với những người thất bại, những người thành công thật sự đã thất bại nhiều lần hơn, chỉ đơn giản là vì họ đã cố gắng nhiều lần hơn!” (Billi P.S.LIM). Chính vì thế mới có câu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Giữ vững lập trường
Đương nhiên, sẽ có một số người nghi ngờ về khả năng của bạn. Bao nhiêu lời bàn ra tán vào,… Dù vậy, bạn phải biết giữ vững lập trường của mình. Hãy bỏ ngoài tai những lời ấy và tự nhủ: Mình đã cân nhắc thật kỹ. Mình tin tưởng vào quyết định này. Bạn cần dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm về mọi việc có liên quan đến mình để chứng tỏ bản lĩnh với mọi người.

Đôi mắt biết nói
Giao tiếp bằng mắt cũng là cách thể hiện sự tự tin của mình. Không thể nói là tự tin nếu trong khi trò chuyện ánh mắt bạn cứ nhìn xuống sàn nhà. Tư thế, tác phong bên ngoài góp phần quan trọng giúp bạn đẩy lùi căn bệnh thiếu tự tin.

Chú ý ngoại hình
Chịu khó trang điểm, lựa chọn kiểu tóc, giày dép, túi xách, trang phục,… thích hợp với từng tình huống cụ thể bạn sẽ thấy tự tin hơn rất nhiều. Hãy đi thẳng, ngẩng cao đầu, miệng cười và luôn tạo đôi môi biết giao tiếp. Mạnh dạn chủ động bắt chuyện với người khác sẽ giúp bạn tự tin vào mình hơn nhiều.

Hoạt động xã hội
Bạn cũng có thể tham gia sinh hoạt trong các đội- nhóm- câu lạc bộ để loại bỏ sự tự, nhút nhát của mình. Rất nhiều diễn viên, MC, nhà thuyết trình giỏi đã trưởng thành từ các phong trào của đội – nhóm – câu lạc bộ. Chính môi trường đó sẽ giúp bạn tự tin, năng động hơn.
Cũng giống như nhiều căn bệnh khác, tự ti rất cần sự quyết tâm và thời gian. Hãy bắt đầu thay đổi từ hôm nay để bạn thấy rằng mình thật sự đang cho chính mình cơ hội để căn bệnh tự tin nhẹ nhàng biến mất khỏi tâm trí của chính mình.

Nhãn:

5 Kiểu người không bao giờ thành công

1. Những kẻ mộng mơ
Mẫu người mơ mộng là người luôn nói về những ham muốn và khả năng đạt được nhiều hơn những thứ đang có. Họ xây dựng được một tương lai tốt đẹp, nhiều cảm hứng, và rất nhiều người hâm mộ bằng… lời nói. Thế nhưng, mọi việc chỉ dừng ở đó.
Vì thế, trừ khi bạn thực sự hành động, bắt tay vào thực hiện các mục tiêu đề ra, bạn sẽ không bao giờ có thể theo đuổi giấc mơ của mình nếu tiếp tục… mơ.

2. Những kẻ chần chừ
Đây là kiểu người sẽ ngồi một chỗ xem người khác làm những gì và không bao giờ cho ý kiến, cũng không bao giờ “nhúng tay” vào việc. Họ chờ đợi một thời điểm “thích hợp nhất” để bắt đầu.
Bạn sẽ không bao giờ có được cái gọi là “thời điểm thích hợp”, thậm chí kể cả khi luôn luôn trong trạng thái chờ đợi, nếu không thực sự bắt tay vào làm. Bởi vì, không bao giờ có một thời điểm hoàn hảo.



3. Những kẻ ganh ghét
Cơ bản đây vẫn là những người tốt, tuy nhiên, họ mang một chút ghen tỵ trong lòng. “Từ trong sâu thẳm, họ cảm thấy tức giận khi thấy người khác thành công”, Synclair viết.
Lòng ghen tỵ là kẻ thù của thành công. Nếu bạn thấy mình ganh ghét với ai đó, hãy biến nó thành động lực: Tìm hiểu vì sao họ thành công, và sau đó, bạn cũng sẽ tìm cách để thành công bằng con đường của mình.

4. Người bi quan
Một người bi quan sẽ nghĩ thà không cố gắng còn hơn nỗ lực rồi cũng thất bại mà thôi. Nỗi sợ thất bại có thể làm bạn tê liệt. Người bi quan sợ thất bại, vì thế họ không bao giờ dám bắt đầu, không dám dấn thân cho bất cứ việc gì. Và điều đó có nghĩa là họ không bao giờ có cơ hội thành công.
Hãy tự hỏi: Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Nó có đáng sợ thật sự không? Trên thực tế, thất bại không kinh khủng như bạn nghĩ.

5. Người “thẩm phán”
“Bởi vì bạn luôn đánh giá người khác nên bạn thường sợ người khác phán xét mình”, Synclair nói.
Chúng ta chính là kẻ thù lớn nhất của bản thân.H ãy ngừng phán xét người khác và dẹp bỏ nỗi sợ trở nên xấu xí trong mắt mọi người. Hãy bắt đầu hợp tác với ai đó, học cách tôn trọng người khác, và tất nhiên, bạn cũng sẽ nhận lại sự tôn trọng.
Cuối cùng, nếu bạn là một trong số những kiểu người trên:
Chẳng có gì phải giấu giếm cả. “Mọi người mắc một sai lầm là luôn cố bào chứa, không nhận ra những lỗi lầm cũng có nghĩa là không thể khắc phục cuộc sống của mình”, Synclair nói với CNBC.
“Bạn không được sinh ra với sẵn 5 tính cách trên, cho nên, bạn có thể thay đổi”, bà nói. Cố gắng tìm ra điều gì làm bạn thích thú và gắn kết điều đó với mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Synclair từng không tin điều này có thể xảy ra khi nghĩ rằng cô phải đi làm kiếm tiền, ưu tiên cho công việc sau đó mới tới niềm đam mê. Thế nhưng, mọi việc đã thay đổi khi cô khởi nghiệp, làm chủ doanh nghiệp của chính mình. “Công việc giờ đây là niềm đam mê của tôi. Tôi yêu những gì tôi làm”, Synclair chia sẻ.

Nhãn:

8 thói quen thành công của người giàu nên học

1. Họ thiền
Ray Dalio, người sáng lập của Bridgewater Associates đã chia sẻ với tờ The Huffington Post năm 2013 rằng: "Hơn bất cứ thứ gì trong cuộc sống của tôi, thiền là thành phần lớn nhất trong mọi thành công mà tôi đã đạt được." Tuy nhiên không chỉ có riêng Dalio. Oprah, Rupert Murdoch, Russell Simmons, Arianna Huffington, Bill Ford Padmasree Warrior đều coi thiền là thành tố lớn trong thành công của họ.
Chăm sóc cơ thể và trí óc của bạn bằng cách thư giãn, tập luyện, ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc là tất cả những cách giúp cải thiện cơ hội thành công của bạn.

2. Họ dậy sớm
Tổng thống Mỹ Obama, Richard Branson, Jack Dorsey, Larry Schultz, Tim Cook và Ursula Burns- CEO của Xerox đều là những người dậy sớm. Điều này đã ảnh hưởng thế nào đến thành công của họ? Vì những người dậy sớm có thể bắt đầu ngày mới của họ sớm hơn tất cả những người khác, đáp lại những người khác, tập thể dục và tìm được thời gian riêng cho mình, nên những người dậy sớm cũng có xu hướng hạnh phúc và chủ động hơn.



3. Họ kết nối
Những người thành công nhận ra tầm quan trọng của việc kết nối. Thực tế, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hoạt động kết nối có thể khiến mọi người thực hiện công việc của họ tốt hơn và tăng cơ hội tìm được công việc. Kết nối giúp những người thành công trở nên sáng tạo hơn.Theo cuốn sách kinh điển của Dale Carnegie có tựa đề “How To Win Friends & influence People,” những người thành công hiếm khi phàn nàn hay chỉ trích. Họ chân thành và luôn cố gắng đồng cảm với những người khác.

4. Luôn khiến bản thân bận rộn
Những người thành công hiếm khi ngồi yên một chỗ. Những người thành công như LBJ và Robert Moses đều dành từ 60-65 giờ mỗi tuần để làm việc Elon Musk làm việc từ 80-100 giờ mỗi tuần và đã từng nói rằng: “Đó là kiểu nguyên tắc làm việc mà một doanh nhân cần có”.

5. Họ biết khi nào phải nói ‘không’
“Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thực sự thành công là những người thực sự thành công nói không với hầu hết mọi việc”. - Warren Buffett
Những người thành công nhận ra rằng khi nói ‘không’ với sự tiêu cực, thêm việc và những hoạt động lãng phí thời gian, họ có thể tập trung vào việc nâng cao hiệu suất của họ. Nếu họ nói ‘có’ với mọi người hoặc mọi việc, họ sẽ bị phân tâm quá nhiều và sẽ không thể hoàn thành được những việc cần phải làm.

6. Họ không xem TV, họ đọc sách
Theo Thomas Corley, tác giả của cuốn sách "Rich Habits: The Daily Success Habits Of Wealthy Individuals,” 67% người giàu chỉ xem TV 1 giờ hoặc dưới 1 giờ mỗi ngày. Corley cũng chỉ ra rằng chỉ 6% người giàu xem các chương trình truyền hình thực tế, trong khi có tới 78% người nghèo làm việc này.
Ngoài ra, 86% người giàu thích đọc sách, trong đó 88% cho biết họ đọc sách về cải thiện bản thân từ 30 phút trở lên mỗi ngày.

7. Họ viết danh sách những việc phải làm từ tối hôm trước
Được biết, những người giàu viết danh sách những việc phải làm từ tối hôm trước để có thể đặt ra những ưu tiên cho ngày hôm sau. Họ đánh số trong các danh sách để xác định những việc nào quan trọng nhất.

8. Họ đặt ra các mục tiêu và hình dung ra chúng
Joel Brown đã phỏng vấn một số người thành công và đã tìm ra rằng: “95% người thành công tôi đã phỏng vấn có thói quen viết ra các mục tiêu, kế hoạch hoặc tầm nhìn”. Những người thành công làm việc này vào tối hôm trước, hoặc làm đầu tiên vào buổi sáng để chuẩn bị đương đầu với những thách thức đang chờ đợi họ”.

Nhãn:

Một phút bạn làm được gì?

MỘT PHÚT BẠN LÀM ĐƯỢC GÌ?

Một phút có thể dùng để mỉm cười. Cười với người khác, cười với bản thân, cười với cuộc sống.
Một phút có thể dùng để nhìn ngắm đường đi. Thưởng thức những bông hoa đẹp, cảm nhận bãi cỏ ướt đầy sương hay nghe tiếng nước chảy trong vắt.
Một phút yên tĩnh có thể dùng để lắng nghe hoặc hát một bài hát.
Một phút có thể nắm chặt tay người khác, có được một người bạn mới.
Một phút có thể cảm nhận được gánh nặng trên vai, sự lo lắng khi phải chờ đợi, sự phiền muộn của lo âu, sự thất vọng khi phải từ bỏ, sự lạnh lẽo của cô đơn, sự đau khổ khi thất bại, niềm hân hoan khi chiến thắng…
Một phút có thể cổ vũ một người, đủ để tiếp thêm sức mạnh giúp họ bắt đầu một cuộc sống mới.
Một phút quan tâm đến con cái, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, học sinh… cũng đủ để họ cảm thấy hạnh phúc. Vẻn vẹn một phút thôi cũng đủ tạo nên dự vĩnh hằng.
Có những lúc một phút là không đáng kể, nhưng khi chúng ta gửi lời chào đến một người bạn sắp ra đi mãi mãi thì lại cảm thấy rất coi trọng một phút ngắn ngủi ấy. Khi nhờ một phút quyết định ấy mà không bị muộn học, chúng ta mới thấy một phút ấy mới đáng quý làm sao. Chúng ta cũng hy vọng có thể giúp một người được sống thêm 1 phút nữa.
Trong một phút ấy, chúng ta có thể yêu thương, tìm kiếm, sẻ chia, tha thứ, chờ đợi và tin tưởng. Cũng trong một phút ngắn ngủi ấy, một câu nói “có” hay “không” của một người cũng có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn.
Một phút dường như rất ngắn ngủi, nhưng trong cuộc đời mỗi người nó có thể để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc.
Có người từng nói: “Hãy sống mỗi phút như những giây phút cuối cùng”. Nếu như luôn nhớ đến câu nói này, chúng ta sẽ học được cách trân trọng cuộc sống, biết quý trọng từng giây phút. Để cuộc sống ghi lại từng phút quý giá mà chúng ta trải qua.

Nhãn:

Khi cuộc đời tặng bạn một cơn bão





Nếu một ngày thức dậy và thấy hôm nay không phải là một ngày đẹp trời, dù cho có là dấu hiệu của một cơn bão, thì cũng đừng vội hoang mang hoảng loạn!

Với những thứ không thể tránh được, tại sao không đương đầu với nó?


Đương đầu với một cơn bão, không có ý nói bạn hãy ra ngoài kia, đứng sừng sững giữa trời và để cho mưa hất gió quật. Đương đầu với một cơn bão, là chuẩn bị thật kỹ lưỡng, dự phòng hết các trường hợp có thể xảy ra để đối phó sao cho tốt, sao cho bản thân không bị thương tổn hay hư hại, nếu có thì cũng ít nhất có thể.
Bạn không thể yêu cầu thời tiết ngày nào cũng nắng ấm lung linh, cũng như không thể yêu cầu thế giới dịu dàng với mình. Thế thì tại sao không vui vẻ xem đó là một thử thách mà mình cần phải vượt qua để trưởng thành?

Hãy nhớ, cuộc sống không dễ dàng, nhưng lại rất đáng sống. Tất cả những gì xảy đến với bạn đều mang một ý nghĩa nhất định. Thế nên, hãy trân trọng chúng, dù là một cơn bão.
Và rốt cuộc thì bão có to đến mấy rồi cũng phải tan. Cuối cùng rồi mọi thứ sẽ ổn, nếu chưa ổn thì chưa phải là cuối cùng!

Nhãn: ,

Những câu nói truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo

[10 CÂU NÓI TRUYỀN CẢM HỨNG CHO CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO]
Đôi khi chỉ một câu nói cũng có thể thay đổi quyết định của một nhà lãnh đạo!

(Phần 1)
1. "Chúng ta phải im lặng trước khi có thể lắng nghe. 
Chúng ta phải lắng nghe trước khi có thể học hỏi.
Chúng ta phải học hỏi trước khi có thể chuẩn bị.
Chúng ta phải chuẩn bị trước khi có thể phụng sự.
Chúng ta phải phụng sự trước khi có thể dẫn đường."

("We must be silent before we can listen.
We must listen before we can learn. 
We must learn before we can prepare. 
We must prepare before we can serve. 
We must serve before we can lead.")
------------ William Arthur Ward ----------------

2. "Nếu những hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác ước mơ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều việc hơn và trở nên tốt đẹp hơn, bạn là một người lãnh đạo."
("If your actions inspire others to dream more, learn more, do more and become more, you are a leader.")
-------------- John Quincy Adams --------------

3. "Đổi mới là điều tạo ra sự khác biệt giữa người lãnh đạo và kẻ phục tùng."
("Innovation distinguishes between a leader and a follower.")
----------- Steve Jobs -------------

4. "Còn có thứ hiếm hơn, tốt đẹp hơn, khó kiếm hơn cả tài năng. Đó là có thể nhận ra được tài năng."
(There is something that is much more scarce, something finer far, something rarer than ability. It is the ability to recognize ability.")
--------- Elbert Hubbard ---------

5. "Tài lãnh đạo dựa trên sự truyền cảm hứng, không phải sự chi phối; dựa trên sự hợp tác, không phải sự dọa dẫm."
("Leadership is based on inspiration, not domination; on cooperation, not intimidation.")
------ William Arthur Ward -------

Nhãn: ,

29 thg 7, 2016

MC Đào Duy - Hình ảnh kỷ niệm tại Cười Xuyên Việt

 

















Nhãn: ,

28 thg 7, 2016

4 cách các CEO nên dùng để tạo ra một chiến lược PR hiệu quả


Các CEO của các công ty thành công như Apple, Google hay Tesla đều là các chuyên gia trong lĩnh vực PR. Nếu bạn muốn trở thành những chuyên gia PR thành công như họ, đừng quên 4 quy tắc dưới đây.



Việc tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của công ty trong mắt công chúng không chỉ là việc của giám đốc marketing hay người phụ trách truyền thông mà còn cần đến sự sẵn sàng tham gia của CEO công ty đó nhằm cùng tạo nên thành công cho công ty.

Thực tế các công ty thành công như Apple, Google hay Tesla đều có các CEO làm PR rất giỏi. Apple từng có bậc thầy trong nghệ thuật đàm phán là Steve Jobs và bây giờ là Tim Cook. Tesla Motors có CEO Elon Musk không chỉ tài năng xuất chúng mà còn rất giỏi thuyết phục.

Nếu là một CEO đang loay hoay tìm ra một chiến lược PR hiệu quả và không muốn gây ra bất kỳ thảm họa không chính đáng nào cho công ty, bạn có thể tham khảo 4 quy tắc dưới đây do doanh nhân, chuyên gia marketing Ayodeji Onibalusi chia sẻ trên trang Entrepreneur.
1. Tham gia lên kế hoạch và thực hiện chiến lược PR

Một sai lầm mà nhiều CEO thường làm khi nói đến chiến lược PR cho công ty của họ là bỏ qua mất nhiều giai đoạn quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược PR. Mặc dù bận rộn CEO cũng nên sớm tham gia vào giai đoạn đầu của chiến lược PR để có thể giúp đảm bảo chiến lược PR của công ty bạn được hình thành đúng hướng qua tầm nhìn của một nhà lãnh đạo.


Steve Jobs - bậc thầy trong nghệ thuật đàm phán của Apple.

Ngoài cống hiến như một người có thẩm quyền cao nhất trong quyết định chiến lược PR, việc CEO tham gia hoạch định chiến lược PR cũng giúp cho chiến lược có hiệu quả và khẳng định được vị thế của bạn. Là một CEO, bạn có thể chủ động xem xét chiến lược PR của công ty thông qua xem các báo cáo mà giám đốc marketing mang đến, chỉ ngay ra những chỗ có vấn đề để kịp thời sửa chữa. Nhấn mạnh vào những cải tiến của công ty cũng là cách giúp các CEO giúp công ty ghi điểm với báo chí.

Tất nhiên CEO không cần can thiệp quá sâu vào công việc của giám đốc marketing, nhưng sự quan tâm đúng lúc trong các giai đoạn lập kế hoạch sẽ khích lệ họ làm việc tốt hơn và tạo ra một chiến dịch PR thành công.
2. Hãy để tiếng nói của mình được lắng nghe

CEO hầu như luôn là người đại diện cho tiếng nói của công ty nên một chiến lược PR hiệu quả cũng phải luôn chú ý đến điều này. Do vậy, chiến lược PR nên được thiết kế sao cho bất kỳ sự chú ý nào của phương tiện truyền thông đến công ty cũng là cơ hội để CEO chứng minh quan điểm lãnh đạo của họ.

Ayodeji Onibalusi cho rằng, mỗi CEO đều nên thông qua chiến lược PR để bày tỏ quan điểm và truyền đạt thông điệp sứ mệnh của công ty. CEO cũng nên học hỏi, xuất hiện nhiều hơn để tạo được tiếng nói trong lĩnh vực mà công ty đang phát triển.


CEO Elon Musk của Tesla Motors.
3. Tạo ra kênh truyền thông riêng

Sở hữu phương tiện truyền thông là một tài sản lớn trong PR. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là mạng xã hội, các CEO có thể tạo ra những kênh truyền thông riêng. Bên cạnh những kênh truyền thông truyền thống vốn đắt đỏ như báo chí, tổ chức sự kiện, việc thường xuyên chia sẻ quan điểm trên những mạng xã hội, blog,... cũng là cách để các CEO nói lên tiếng nói của mình và thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của mọi người.

Một trong những phương tiện truyền thông có vai trò quan trọng nhất hiện nay có thể là trang web hoặc fanpage của của công ty bạn. Ngoài các quảng cáo trên báo chí, đây là các kênh truyền thông rất hiệu quả giúp "lái" chiến lược PR đến được với nhiều người hơn. Các cơ quan truyền thông báo chí và công ty PR có thể dựa vào blog hoặc trang web của công ty bạn để hiểu rõ hơn những gì công ty của bạn đang làm. Điều này đặc biệt quan trọng cho các startup khi đang cần thu hút nhiều sự quan tâm.
4. Nhờ các chuyên gia có kinh nghiệm

Khi công ty của bạn mới thành lập, có thể sẽ rất khó khăn để nhận được sự chú ý của các phương tiện truyền thông. Thuê một công ty PR có thể rất tốn kém, nhưng bạn không có sự lựa chọn khác lúc này bởi tự phát triển một đội ngũ PR chuyên nghiệp lúc này chỉ khiến gắng nặng lên ngân sách công ty bạn càng lớn hơn.

Trong khi đó, hầu hết các công ty PR đều có các mối quan hệ với báo chí và bạn có thể tận dụng mối quan hệ này để giúp công ty được biết đến nhiều hơn. Làm như vậy, bạn sẽ chỉ phải chi trả cho các chi phí liên quan đến việc sử dụng dịch vụ của họ.


Theo: Kiều Châu
Nguồn: BizLive

Nhãn:

Những điều mà các Digital Marketer hiểu sai về Marketing



Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Samuel Scott, ông là Marketing & Communications Director của Logz.io.

Vấn đề lớn nhất của ngành marketing trong thời đại công nghệ bùng nổ hiện nay đó là: Có quá nhiều digital marketer không biết điều cơ bản của marketing là gì?

Các marketer trong lĩnh vực digital – với vai trò thực chất là marketer nhiều hơn là digital - thực sự nên học cách hoài nghi nhiều hơn để nhận ra mình đang chìm đắm trong ảo ảnh vô nghĩa của những thuật ngữ sáo rỗng như thế nào.

Đầu tiên là cụm từ “inbound marketing”, một khái niệm ra đời giữa những năm 2000 bởi HubSpot – một công ty bán phần mềm inbound marketing (dĩ nhiên) và đã bị một người cựu nhân viên, ông Dan Lyons công khai chỉ trích trong một quyển sách của ông phát hành ngày 05/04.



Ông Lyons đã cáo buộc một cách ngụ ý rằng, thành công của HubSpot dường như đến từ việc quảng bá cho thuật ngữ “inbound marketing” hơn là sản phẩm thực sự của họ: “Những vị trí đầu tiên mà HubSpot thuê là Trưởng phòng Sales và Trưởng phòng Marketing. Ông Halligan và ông Dharmesh đã đảm nhận 2 vai trò này dù lúc đó công ty hoàn toàn không có sản phẩm nào để bán và thậm chí còn chưa có bất kỳ một sự mường tượng nào về sản phẩm mà họ muốn tạo ra. HubSpot đã bắt đầu như một công ty bán sản phẩm nhưng lại đang đi tìm sản phẩm để bán”.

Thứ hai, đó là cụm từ “content marketing” đã được tuyên truyền rộng rãi vào cùng thời gian trên bởi ông Joe Pulizzi. Ông là người tạo ra Content Marketing Institute – dĩ nhiên, lại lần nữa, là công ty bán các khóa học huấn luyện Content Marketing, cũng như bán tấm vé bước chân vào thế giới hội thảo Content Marketing toàn cầu. Vậy “content marketing” là gì? Định nghĩa của Wikipedia là một ví dụ điển hình của việc “nói lên một điều gì đó nhưng thực sự là không nói lên điều gì cả!”:


Content marketing là bất cứ một hoạt động marketing nào liên quan đến việc tạo và chia sẻ các nội dung truyền thông hoặc xuất bản nhằm mục đích thu hút và giữ chân người tiêu dùng.

Việc sử dụng những thuật ngữ vô nghĩa một cách tràn lan đã tạo nên một thế hệ marketer non trẻ bì bõm lội vào nghề mà không biết bất cứ một khái niệm cơ bản và thực tiễn nào – những điều là nền tảng cơ bản của ngành. Kết quả là có quá nhiều “digital marketer” đang làm việc dựa trên những nền tảng sai lầm, làm ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp của ngành digital bằng cơn lũ spam trên Internet. Để hiểu thế giới marketing này đang sai lệch theo hướng nào, trước tiên, hãy so sánh cách mà phòng marketing điều hành công việc trước và sau khi có sự phổ cập đại chúng của Internet.



Google Trends.

Hãy tưởng tượng bây giờ là năm 1996. Bộ phận marketing truyền thống đang nghĩ gì? Đó là 4P, là promotion mix, là chiến lược truyền thông, là SWOT, là khái niệm 5 nguồn lực, là xây dựng thương hiệu. Tiếp theo đó, vào năm 2006, các đội ngũ digital marketing đang nghĩ gì? Đó là thứ tự xếp hạng trên Google, lượng traffic vào websites, lượng like trên Facebook, lượng người theo dõi trên Twitter, tỉ trọng từ khóa, tạo ra các back-links.

“Bộ phận marketing truyền thống” đã sử dụng chiến lược phát triển chuyên nghiệp, bài bản trong nhiều thập kỷ qua. Trong khi các “phòng ban marketing online” tự gọi mình là những marketer nhưng thậm chí không hiểu biết bằng một sinh viên marketing 18 tuổi. Sự khác biệt giữa 2 phòng ban marketing đã đang tạo nên 2 sự khác biệt rất lớn.

Các online marketer nên bắt đầu thực hiện những hoạt động marketing và xây dựng thương hiệuthực sự.

Tuy nhiên, trong những năm về sau, marketing online cũng đã có sự tiến bộ nhất định. Google đã ngăn chặn thành công những hành động gian lận để thay đổi vị thứ trên bảng xếp hạng. Các thương hiệu bắt đầu phải trả tiền cho lượng reach trên Facebook. Phần lớn đường link dẫn đến các trang web khởi nghiệp được hiển thị dưới dạng tự nhiên theo sản phẩm nhờ những nỗ lực bao phủ và quảng cáo và không có đường link nào được dựng lên nhờ công tác SEO (theo nghiên cứu của ông John Doherty, người sáng lập công ty Credo, đã công khai trên trang Moz hồi tháng 3 năm 2016).
“Content marketing” hoàn toàn không có gì mới

Trong khi tất cả những thay đổi này đang xảy ra, các online marketer nên ngưng các hoạt động “ngụy tạo marketing” và bắt đầu thực hiện những hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu thực sự.

Và các “inbound marketer” đã sai, khi tuyên bố rằng: Những chiến lược “outbound” như quảng cáo, PR đã “chết” mà không nêu ra bất cứ bằng chứng nào (ông Martin Kihn của Gartner cũng đã phủ nhận tuyên bố này). Vì vậy, họ (những người bán phần mềm inbound) vẫn cần khác biệt hóa bản thân bằng cách nào đó để đáp ứng phù hợp nhu cầu mà vẫn có thể trả lương cho nhân viên của mình, giữ chân khác hàng và người dùng phần mềm.

Thế giới digital marketing thay vì cố gắng dùng những thuật ngữ sáo rỗng mới thì hãy hiện thực hóa chúng để chứng minh nỗ lực của họ có tạo nên sự mới mẻ hay khác biệt. “Content marketing” là thuật ngữ xuất hiện sau khi các online marketer bắt đầu hô hào câu khẩu hiệu “ngu ngốc nhất” trong lịch sử marketing, đó là:

“Content is King!”

Bất cứ ai đang tin chắc vào điều này cần thức tỉnh và nhận ra thực trạng rằng “Content is King” không mang lại bất cứ ý nghĩa nào cho ngành marketing. Bởi vì sao?



Nội dung, dĩ nhiên, luôn là phần quan trọng nhất. Như các quảng cáo bia được chiếu trên TV vào mùa cao điểm. Hay một video gây scandal được đăng lên Facebook. Một bức hình tự sướng của một người bị bệnh cuồng bản thân đăng lên Instagram. Hay như chính bài viết này, cũng là nội dung, và có thể nó sẽ bị cộng đồng marketing phớt lờ, bởi những marketer thèm-khát-được-chú-ý sẽ luôn tuyên truyền về sự thay đổi của một số mô thức truyền thống nhằm mục đích tạo dựng tên tuổi cho mình, ngay cả khi những “thay đổi” đó hoàn toàn vô nghĩa.

Nếu quảng cáo bia không hấp dẫn, nếu viral video không thu hút được người xem, nếu bức ảnh tự sướng không đạt đủ lượng “likes”, thì tương tự như nhau, tất cả đều chẳng có ý nghĩa gì. Nội dung lúc nào mà chẳng quan trọng.

Marketer luôn cố gắng tạo ra một thông điệp và truyền tải nó thông qua một nội dung, nội dung đó đến với người dùng thông qua một kênh nào đó; tất cả đều nhằm mục đích xây dựng thương hiệu, tăng nhu cầu và khiến người dùng mua sản phẩm. Điều đó vẫn đúng cho đến ngày nay – điều khác biệt duy nhất là chúng có thêm nhiều kênh khác nhau dể truyền tải nội dung, như Internet, các thiết bị di động, và những kênh này mang lại nhiều định dạng nội dung vô cùng phong phú.

Vào thập niên 50, một marketer có thể tạo ra một thông điệp về một sản phẩm rồi đưa lên quảng cáo in ấn và đăng trên các tạp chí. Ngày nay, một marketer có thể đưa thông điệp đó lên một video và đăng trên YouTube.

Sáng tạo không thể sản xuất hàng loạt.

Công cụ và kênh đã thay đổi, nhưng quy trình thì vẫn y nguyên. Các “content marketer” ngày nay đang làm những điều y hệt như các marketer thập niên 50. Đặc biệt, trong các cộng đồng SEO, nhiều agency chuyên cung cấp các phần mềm marketing đang nhận ra tác động tiêu cực của những thuật ngữ sáo rỗng và họ bắt đầu xây dựng lại thương hiệu của mình từ “SEO” sang “marketing”.

Cuối cùng, tất cả các hoạt động marketing đều là “content marketing” bởi vì tất cả các hoạt động marketing đều sử dụng “content”. Phần lớn những người sử dụng từ “content” lại không chắc chắn điều mình đang làm chính xác là gì. Một quảng cáo, họ cũng gọi đấy là content. Một ấn phẩm marketing để hỗ trợ bán hàng trong một chiến dịch marketing trực tiếp, họ cũng gọi là content. Một video, cũng không khác gì. Định nghĩa sáng tạo một cách chính xác sẽ giúp bạn tìm cách thức tốt nhất để thực hiện công việc của mình.

Nếu marketer không thay đổi tư duy của mình, họ sẽ tiếp tục xem “content” như một cái máy và spam Internet với một đống những thứ tào lao, ngày càng rẻ tiền mà họ tự gọi là “content”. Nhưng “content” không phải một thứ hàng hóa. Sáng tạo không thể sản xuất hàng loạt được. Như Greg Satell đã viết trong bài review trên tờ Harvard Business:


Chúng tôi không bao giờ gọi bất cứ thứ gì là một “content” tốt. Không có bất cứ ai sau khi xem phim bộ phim mình yêu thích sẽ thốt lên “Wow! Thật là một nội dung tuyệt vời!”. Không ai lắng nghe những “nội dung” trên đường đi làm vào buổi sáng. Bạn nghĩ có ai gọi đại văn hào Ernest Hemingway là một người “sáng tạo nội dung”? Nếu có ai từng như vậy thì tôi sẽ xin anh ta tự đấm vào mũi mình.

Giả sử, điều bạn đang thực sự làm là tạo ra một quảng cáo, thì đừng gọi nó là “content” – hãy tự hào vì bạn đang thực hiện một quảng cáo thương mại cho khách hàng của bạn và làm cho nó tuyệt vời đủ để mọi người nhớ về nó trong vài năm sau đó.
Bí ẩn “inbound marketing”

Tổng quát quy trình marketing mà tôi miêu tả ở trên đều thuộc 1 trong 5 lĩnh vực promotion mix sau: marketing trực tiếp (direct marketing), quảng cáo (advertising), bán hàng cá nhân (personal selling), khuyến mãi (sales promotion) và xuất bản (publicity) (promotion mix cũng sử dụng 4P của marketing mix bao gồm: Product, Price, Place và Promotion).


Tôi đã giải thích 4P, promotion mix và các bước tiếp cận chiến lược vĩ mô trong một bài luận trước đây, giờ tôi tóm tắt ngắn gọn lại như sau:
Marketing trực tiếp là việc gửi các ấn phẩm bán hàng đến danh sách những người cụ thể, nhằm đạt được những phản hồi trực tiếp, ngay lập tức. Bao gồm gửi thư trực tiếp, gửi email, và phần lớn các quảng cáo trên Internet, di động và các mạng xã hội.
(Đúng vậy! Phần lớn các quảng cáo trên online và di động, thực sự là marketing trực tiếp chứ không phải quảng cáo!)
Advertising - Quảng cáo sử dụng những kênh đại chúng để tăng mức độ nhận biết và gắn kết giữa thương hiệu với khản giả đại chúng.
Personal selling - Bán hàng cá nhân sử dụng những nhân viên bán hàng thường là lựa chọn của những công ty B2B hoặc B2C cao cấp, các sản phẩm này thường có vòng đời sản phẩm dài.
Sales promotion - Khuyến mãi là những hoạt động ngắn hạn nhằm khuyến khích người dùng mua hoặc bán một sản phẩm hay dịch vụ, thông qua giảm giá hoặc các coupon.
Kích hoạt - là cách thức gia tăng lượng nhìn thấy hoặc mức độ nhận biết thông qua tương tác trực tiếp trên các kênh media tự có hoặc trả tiền (owned hoặc earned media).

Ở đây, tôi không liệt kê “inbound marketing” hay “content marketing” hoặc “social media marketing”, bởi vì chúng không phải một phần của promotion mix, và thực sự chúng không nên tồn tại ngay từ đầu. Bất cứ ví dụ nào về 3 khái niệm trên đều chỉ đơn giản là một cách gọi khác của những khái niệm đã tồn tại trước giờ trong promotion mix:
Clip “The Dollar Shave Club” không phải một “content marketing” – nó là quảng cáo (được đăng tải trên YouTube).
Sự kiện “Red Bull’s space jump” không phải “content marketing” – nó là một hình thức kích hoạt thương hiệu (được đăng tải thông qua mang xã hội và tin tức).
Câu Tweet nổi tiếng của Oreo mùa Super Bowl không phải “social media marketing” – nó là một dạng kích hoạt thương hiệu trên digital (được đăng tải thông qua Twitter)

Những ví dụ trên, dù sao, phần lớn là của những thương hiệu có khách hàng đại chúng. Rất hiếm thấy có start-up công nghệ cao nào đang làm ra bất cứ hoạt động nào tương tự vì bản chất của ngành này không cho phép
Ưu thế của direct marketing

Một trong những tờ báo marketing online lớn nhất là Marketing Land, thực sự đang tập trung phần lớn vào direct marketing dù họ sử dụng nhiều cái tên khác nhau để gọi:


Tôi có một lời khuyên dành cho ban biên tập: họ nên thêm vào đó các chuyên mục quảng cáo, kích hoạt, bán hàng để thu hút thêm nhiều marketer và nhân viên kinh doanh nữa, những người có sự quan tâm đến hình thức marketing mix.

Các start-up công nghệ rất thích direct marketing. Tại sao? Vì sự sống sót của họ phụ thuộc vào những báo cáo phân tích, những chỉ số phát triển, và direct marketing là một phương thức rất dễ đo lường. Gần đây, Google đã ra mắt công cụ Analytics 360 Suite - đơn thuần là một công cụ phục vụ cho nhu cầu trên.

Nếu kênh media được sử dụng là email, Google AdWords hay Facebook thì tất cả các platform này sẽ được phân tích dữ liệu tỉ mỉ, kết quả sẽ được đo lường bởi lượng “likes”, clicks, shares cũng như số lượng mua, lượng chuyển đổi hay tải về. Các bài kiểm tra A/B và kiểm tra đa biến có thể ép bất cứ số liệu nào để ra được kết quả tỷ lệ chuyển đổi theo hướng tăng.

Hơn nữa, các platforms marketing tự động chỉ đơn thuần là cách đo lường và tổng hợp các hoạt động direct marketing – chứ không thể đo lường được tất cả các hoạt động marketing khác, vì chúng không thể đo lường được các hoạt động quảng cáo và kích hoạt. Không có bất cứ một hệ thống tự động hay một thuật toán nào có thể đo lường sự kinh ngạc của chúng ta.

Để trở thành những marketer am hiểu hơn, những start-up công nghệ này cần đọc... quyển “Marketing 101”.

Dẫu vậy, các start-up công nghệ không có đủ kiên nhẫn để tạo dựng nên các thương hiệu mạnh bằng quảng cáo và kích hoạt. Các marketer đòi hỏi những phản hồi trực tiếp dưới dạng những lượt sale, lượng lead, lượng download và cài đặt mà họ có thể theo dõi được.

Tỷ lệ ROI của các chiến dịch quảng cáo và kích hoạt thực sự rất khó để đo lường và thường không mang lại lợi nhuận ngay lập tức. Các công ty công nghệ làm gia tăng nhu cầu đo lường direct marketing bằng công nghệ và áp dụng chúng cho tất cả các hoạt động marketing và PR; nhưng sự thật là rất khó để xác định được tỷ lệ ROI của các chiến dịch xây dựng thương hiệu.

Một ví dụ là khi mọi người muốn đo lường direct marketing, ví dụ như “Chúng ta có được bao nhiêu khách hàng?” từ các hoạt động kích hoạt như bao phủ tin tức, viết bài. Số lượng khách hàng đến từ các bài viết này thường thấp. Direct marketing và kích hoạt là 2 cách khác nhau với 2 mục đích khác nhau cho những mục tiêu khác nhau. Mục tiêu của những bài viết như vậy có thể là để gia tăng mức độ nhận biết cho thương hiệu (một mục tiêu không thể đo lường). Gán mục tiêu sai cho những chức năng sai là lỗi xảy ra khi các online marketer không hiểu được nền tảng của marketing truyền thống.

Mặt tích cực của direct marketing là chúng rất dễ để theo dõi. Mặt tiêu cực là chúng khá nhàm chán và được phát đi một cách tràn lan. Mọi người có thể đồng ý xem các quảng cáo offline; nhưng họ ghét những quảng cáo online. Tại sao? Vì phần lớn những quảng cáo online đều là direct marketing – và mọi người rất ghét direct marketing, dù đó là email spam trong hộp thư, email rác trong hộp thư rác, hay những quảng cáo target đến họ trên social...

Thêm vào đó, online advertising (tôi đã viết một bài trên TechCrunch và tranh luận về điều này trong rất nhiều hội thảo) – là một mảnh đất màu mỡ của nạn gian lận, tham nhũng và xâm hại quyền riêng tư.
Các tech marketer nên làm gì?

Lời khuyên của tôi là: Hãy quay trở về với những gì cơ bản nhất của marketing. Trong hơn 1 thập kỷ qua, rất nhiều digital marketer trở thành tech marketer, vì vậy họ không được đào tạo về marketing truyền thống nữa. Đó là lý do tại sao họ tập trung vào các thuật toán, họ tranh luận để tìm ra cách tự động hóa tốt nhất và sáng chế ra những khái niệm mới; họ thôi không nghĩ về việc làm thế nào để xây dựng thương hiệu với những kỹ thuật đã được phát triển từ thế kỷ trước.


Để trở thành những marketer giỏi hơn, họ cần bỏ qua tất cả những bài viết về “inbound marketing” hay “content marketing” và đọc một quyển “marketing 101” (tôi đề xuất quyển Principles of marketing, tác giả Philip T. Kotler và Gary Armstrong).

Hãy nghiên cứu về direct marketing, chiến lược truyền thông và chiến lược kích hoạt trong promotion mix, sau đó áp dụng những nguyên tắc truyền thống này vào các kênh online/offline mà bạn chọn – bất kể là TV, Facebook, Google AdWords hay bất cứ thứ gì khác.

Đừng chia rẽ đội ngũ marketing truyền thống và online. Càng nhiều hoạt động trên online thì marketing truyền thống và digital càng trở thành đơn giản, “chỉ-là-marketing”. Các direct marketer cần phải học cách làm thế nào để thành công trên cả kênh online và offline. Điều tương tự cũng đúng cho các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và người bán hàng. Ví dụ, một nhà xuất bản giỏi sẽ am hiểu việc làm thế nào để đưa sản phẩm của họ lên TV cũng như Facebook.

Hãy tìm những phương thức thay thế direct marketing. Kỹ thuật phân tích và thuật toán của mọi người thường tốt, nhưng lại không sáng tạo. Tuy nhiên, không phải lúc nào direct marketing cũng kém sáng tạo. Ví dụ như quảng cáo “The Dollar Shave Club”, rõ ràng là một hoạt động kích hoạt nhưng có hiệu quả cực kỳ tốt.

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ mà direct marketing dường như đã trở nên quá cổ lỗ, và chúng ta quên cách phải hành xử như một brand marketer. Nhưng hãy nhớ rằng: Làm thế nào mà Apple trở thành một thương hiệu đáng giá lớn nhất trên thế giới? Chính là nhờ những quảng cáo TV như “1984” và những print-ads như “Think different”.

Hãy luôn luôn nghi ngờ. Marketer nên là những người khó tính nhất khi đưa sản phẩm vào thị trường, nhưng thường hay dễ dãi với chính bản thân họ. Hãy tự hỏi bản thân: “Khách hàng này / công ty này có thể dành ra bao nhiêu tiền cho ý tưởng này?” Bất cứ khi nào marketer than phiền rằng “mọi thứ đã thay đổi” hoặc tuyên bố khái niệm truyền thống nào đó đã “chết” hay ca tụng những thuật ngữ vô nghĩa là “tương lai của marketing”; hãy hỏi họ bằng chứng. Hãy hỏi họ đưa ra các nguồn thông tin làm dẫn chứng và giải thích lý do cho những phát ngôn của họ.


Theo: Trang Duyên / Brands Vietnam
Nguồn: Samuel Scott / TechCrunch

Nhãn: