30 thg 7, 2016

10 yêu cầu kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hoàn chỉnh



Môi trường kinh doanh nói chung và kinh doanh mỹ phẩm nói riêng ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các cửa hàng, doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn. Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự là lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển ý tưởng, nghiên cứu thị trường, tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn chưa chú trọng đến việc lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian. Bài viết này xin đưa ra một vài ý kiến về sự cần thiết và 10 yêu cầu của một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hoàn chỉnh.

1. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng kinh doanh

Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Một ý tưởng kinh doanh dù vĩ đại hay nhỏ bé đều có cơ hội thành công. Bạn có thể mong muốn sở hữu một chuỗi cửa hàng mỹ phẩm hay đơn giản chỉ kinh doanh online với vài sản phẩm nhỏ xinh. Quan trọng ý tưởng kinh doanh phải độc đáo và bạn sẽ hiện thực hóa ý tưởng đó như thế nào.

2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được

Đây chính kết quả mà ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi như: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh mỹ phẩm về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân viên, bao nhiêu thị phần)? Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?

Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn). Ví dụ: Trong 6 tháng đầu đạt mức doanh thu 200 triệu đồng.

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường

Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, cửa hàng nào đã kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào…

Nếu như bạn không có chuyên môn trong việc nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Họ sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường mỹ phẩm với nội dung theo yêu cầu của bạn.

4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ

Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh mỹ phẩm là gì. Ví dụ như bạn là một chuyên gia trang điểm và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing… Từ những ưu-nhược điểm đó mà bạn có thể rút ra được cơ hội cũng như các nguy cơ mà mình sẽ phải đối mặt để có kế hoạch bổ sung những gì còn thiếu, còn yếu.

5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh

Theo Luật Doanh nghiệp, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.



Kinh doanh mỹ phẩm cũng như bất cứ ngành kinh doanh nào khác đều cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào khởi nghiệp. Trên đây là 5 yêu cầu đối với một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm mà bạn cần đáp ứng khi muốn hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh. Những nội dung trên được liệt kê rất cụ thể và chi tiết mà bạn có thể áp dụng ngay. Mời bạn tiếp tục theo dõi Phần 2 để biết thêm 5 yêu cầu còn lại nhé!

Một câu nói thường ngày của các nhà kinh tế và quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: “If business fails to plan, it plans to fail” (Nếu thất bại trong việc lập kế hoạch, thì bạn đã lập kế hoạch cho sự thất bại). Câu nói này bao trùm tất cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh. Cho dù là kinh doanh mỹ phẩmhay bất cứ ngành nghề nào thì việc lập kế hoạch kinh doanh là vô cùng cần thiết. Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn thất bại nặng nề. Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công. TrongPhần 1, chúng ta đã tìm hiểu 5 yêu cầu của một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hoàn chỉnh và trong Phần 2 này sẽ tiếp tục là những nội dung mà bạn cần biết.

6. Lên kế hoạch marketing

Lên kế hoạch cho những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết đến sản phẩm và dịch vụ của bạn và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.

Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) – target (lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu) – position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.



7. Lập kế hoạch vận hành

Một bản quy trình vận hành tốt là tiền đề quan trọng cho thành công của một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm. Viết qui trình vận hành chính là một công việc chuẩn bị quan trọng cho quá trình khởi nghiệp kinh doanh. Các hoạt động hàng ngày của cửa hàng, ví dụ như nhân sự, trang thiết bị và quy trình làm việc cần phải rõ ràng. Nhờ việc chuẩn bị kế hoạch vận hành mà khi triển khai thực tế, cửa hàng sẽ cắt giảm được các chi phí không cần thiết cũng như tránh được nhiều sai lầm.

8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người

Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỹ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên đánh giá tình hình hoạt động của các bộ phận. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

9. Kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Bạn cần trả lời các câu hỏi đó là nguồn tài chính nào để đầu tư cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như vốn đã có hay nguồn vốn vay, và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào.

Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề cốt lõi.

Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khoản tiền để trang trải các chi phí cho việc thuê mặt bằng, nhập hàng, trả lương nhân viên… Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh đầy tiềm năng. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.

10. Thực hiện kế hoạch

Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện. Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

Kinh doanh là cả một quá trình với rất nhiều bước cần chuẩn bị trong đó việc lên kế hoạch quyết định rất nhiều đến việc thành-bại của ý tưởng kinh doanh. Để việc kinh doanh mỹ phẩm được thuận lợi, kế hoạch kinh doanh của bạn cần đảm bảo 10 yêu cầu nêu trên. Chúc bạn kinh doanh thành công với những tư vấn của Bizweb.

Nhãn: , ,

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Bạn được chào đón để chia sẻ ý tưởng của bạn với chúng tôi trong ý kiến bình luận

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ